So Sánh 2 chiếc TV OLED cong duy nhất trên thế giới của LG vs Samsung

TV- OLED- của -LG- vs -Samsung

Mới đây, LG gần như lên tiên khi chuyên trang OLED NET của Hàn Quốc đã công bố kết quả so sánh chi tiết giữa 2 chiếc TV OLED cong duy nhất trên thế giới hiện nay. Trong đó, model 55EA9800 của LG đã vượt trội so với model KN55S9 của Samsung về mọi mặt. Thậm chí LG còn khoe khoang kết quả này lên một trang web của hãng.

“Trong bài so sánh này, kích thước nhỏ gọn của các linh kiện bên trong cho thấy TV OLED cong hoàn toàn có thể được sản xuất đại trà bởi LG. Trong khi đó, TV OLED cong của Samsung lại là một nguyên mẫu chưa hoàn thiện, và là kết quả của một quá trình phát triển vội vàng.” – OLED NET kết luận

Bài so sánh được thực hiện bởi UBI Research, chi tiết như sau:

Thiết kế bên trong

Số vi mạch thành phần: LG 952 mạch và Samsung 3.382 mạch

Số vít: LG 121 chiếc và Samsung 226 chiếc

Quá trình xem xét cấu trúc bên trong của 2 chiếc TV cong cho thấy sản phẩm của LG là vượt trội so với Samsung. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với tuyên bố của Samsung, rằng họ chú trọng vào một sản phẩm hoàn hảo, hơn là một sản phẩm đầu tiên có mặt trên thị trường.

Tháo mặt sau của TV LG, các vi mạch được gắn gọn gàng ở dưới tấm nền. Ngược lại, dưới tấm nền của TV Samsung là một mớ hỗn độn của vi mạch và linh kiện được dàn trải ra khắp nơi.

TV- OLED- của -LG- vs -Samsung

Hai thành phần vi mạch quan trọng nhất của TV là bo mạch chủ và bo mạch nguồn. Cả 2 thứ này đều được Samsung chế tạo lớn hơn nhiều so với LG. Cụ thể, chiều dài x chiều rộng của bo mạch chủ trên 55EA9800 là 183 x 245 mm, còn bo mạch nguồn là 450 x 225 mm, và độ dày là 10 mm. Trong khi đó, TV OLED của Samsung có bo mạch chủ 260 x 235 mm. Thậm chí họ còn trang bị thêm 2 bo mạch nguồn với tổng diện tích chiếm dụng là 658 x 240 mm, và chiều dày đạt 19mm.

Như vậy, bo mạch chủ trên TV OLED của Samsung lớn hơn 36%, còn bo mạch nguồn lớn hơn 56% so với LG. Về kỹ thuật, kích thước lớn của bo mạch khiến cho Samsung không có lựa chọn nào khác ngoài việc thiết kế ra một chiếc TV OLED có độ dày và trọng lượng tương xứng.

Kích thước của bo mạch cũng phản ánh sự phức tạp của linh kiện trên vi mạch, cũng như bản chất vật liệu được sử dung. Nếu kiên nhẫn, chúng ta có thể đếm được 3.382 linh kiện mà Samsung đã phải sử dụng (trừ bộ One Connect thì còn khoảng 2.118 linh kiện) với 226 con ốc (bao gồm 17 cỡ khác nhau) để cố định mọi thứ. Ngoài ra, còn có thêm 51 thứ vật liệu khác được sử dụng, bao gồm cả dây băng và đệm.

Trong khi đó, TV OLED cong của LG là sự kết hợp của 952 thành phần linh kiện, 121 con ốc (10 cỡ) và 24 loại vật liệu khác.

Thực tế, việc sử dụng linh kiện nhiều hơn gấp đôi so với đối thủ có thể phần nào nói lên rằng Samsung chưa thực sự tiến đến cấp độ tối ưu hóa thiết kế như đã hy vọng. Mặc dù họ tuyên bố rằng việc phát hành TV OLED là kết quả của một thiết kế hoàn hảo, nhưng model hiện tại là đáng báo động. TV của Samsung xuất hiện giống như một nguyên mẫu (prototype) chứ không phải là phiên bản hoàn thiện (final version) để được thương mại hóa.

Thông số kỹ thuật

Samsung và LG là 2 nhà sản xuất có thể phát hành TV OLED cong duy nhất tại thời điểm này. Để khách quan, bên cạnh việc so sánh linh kiện bên trong, UBI Research cũng so sánh cả 2 chiếc TV dựa trên các thông số bên ngoài, đó là:

Độ dày và trọng lượng (chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ thành công của các công nghệ được sử dụng nhằm tối ưu hóa vật liệu OLED)

Độ dày của viền

Tiêu thụ điện

Độ cong và thiết lập độ nghiêng

Kết quả cho thấy rõ ràng TV OLED cong của Samsung dày và nặng hơn so với model của LG:

Độ dày và trọng lượng

Độ dày: LG 4,3 mm và Samsung 12,5 mm

Trọng lượng: LG 17,2 kg và Samsung 32,8 kg

TV OLED được xem là bước nhảy vọt lớn về công nghệ, bởi nó sử dụng diode tự phát sáng, thay vì đèn nền như truyền thống. Điều này cho phép TV OLED mỏng và nhẹ hơn nhiều so với TV LCD hay LED. Tại điểm mỏng nhất, số đo của TV LG chỉ 4,3mm, còn Samsung là 12,5 mm.

Hiện tại, rất nhiều TV LED 55-inch cao cấp có độ dày chỉ 20 mm, và nếu xét theo tiêu chí này, TV của Samsung không đại diện cho một bước nhảy vọt lớn về công nghệ. Ngay cả ở phần dày nhất, 36,6 mm của LG vẫn tỏ ra lấn át so với 43,7 mm của Samsung.

Trọng lượng TV OLED cong của Samsung (không tính bộ kết nối One Connect rời) là 32,8 kg, gần gấp đôi so với TV OLED của LG – với chỉ 17,2 kg.

Điều thú vị là chiếc TV OLED cong 55-inch của Samsung thậm chí còn nặng hơn model TV LED 65-inch cao cấp của hãng (UN65F8000) với chỉ 26,9 kg.

do-day-va-trong-luong-tivi-oled

Đường viền

Đường viền cạnh bên: LG 11mm và Samsung 15mm

Đường viền trên/dưới: LG 13 mm và Samsung 17 mm

Trong những năm gần đây, thiết kế mỏng được xem là biểu tượng của một chiếc TV tinh tế. Về bản chất, một chiếc TV có đường viền mỏng được xem là giúp người coi ít mất tập trung hơn, qua đó giúp trải nghiệm phim ảnh trở nên nhập vai hơn. Đường viền cạnh bên của TV OLED LG và Samsung tương ứng là 11 mm và 15 mm. Model của LG còn được thiết kế với đường viền trên/dưới là 13mm, riêng phần gắn logo ở viền dưới là 17 mm. Trong khi đó, mép trên và mép dưới của TV Samsung đều là 17 mm.

duong-vien-tivi-oled

Tiết kiệm điện

LG: level 3 và Samsung: level 4

Theo chứng nhận Korean Energy Efficiency Rating, sản phẩm của LG được đánh giá tiêu thụ điện ở level 3. Trong khi đó, TV của Samsung sử dụng điện năng kém hiệu quả hơn với mức level 4.

Về công suất định mức, TV OLED của LG tiêu thụ chỉ 265 waat điện, còn TV OLED của Samsung là 295 watt điện, tức là cao hơn khoảng 30 watt.

tiet-kiem-dien-tivi-oled

Độ cong và thiết lập độ nghiêng

Độ cong: LG 5000R và Samsung 4500R

Thiết lập độ nghiêng: LG 2 độ và Samsung 3 độ

Tính năng đặc biệt nhất của 2 chiếc TV OLED 55EA9800 và KN55S9 chính là màn hình cong. UBI Research cũng đo độ cong và coi đó như là một phần so sánh.

Model của LG có độ cong 5000R. Trong khi đó, UBI Research đo được độ cong của TV Samsung là 4500R (khác với độ cong 4200R mà Samsung đã công bố). Ngoài ra, độ nghiêng của màn hình cũng được thiết lập khác nhau, với 2 độ cho LG và 3,5 độ cho Samsung.

Về độ cong và thiết lập độ nghiêng, không có một nghiên cứu cụ thể nào cho biết TV phải cong hay nghiêng bao nhiêu để tối ưu hóa chất lượng hình ảnh cho người xem. Mọi thứ còn phụ thuộc vào khoảng cách xem, chiều cao, góc độ và số lượng người xem nữa.

mua tivi cũ – Theo OLED NET, LG

You cannot copy content of this page

0914331331